VÀI SUY NGHĨ SAU HAI NĂM VỀ HƯU Lê Gia Minh – Nguyên Hiệu trưởng trường THPT Yên Định 2

Đăng lúc: 17:05:58 18/10/2022 (GMT+7)

Nhớ lại ngày 27/3/2016 trường THPT Yên Định 2 long trọng tổ chức liên hoan chia tay CBNV, sáng thứ 2 ngày 28/3/2016 tổ chức chia tay các em học sinh cho tôi về hưu. Kể từ hôm đó trở đi, tôi đã là ông giáo già nghỉ hưu-Điều mà lâu nay lo cho công việc chung mà tôi ít nghĩ tới. Tâm trạng lúc đó có gì đó khó tả-vừa vui vừa buồn: Tôi vui vì gần 39 năm công tác, tôi chỉ có làm việc đúng, việc nên lam, việc nghĩa cho mọi người; Không mắc nợ tình, nợ tiền ai; không tham ô hối lộ ai; tất cả đều minh bạch, trong sáng; ra về bàn giao nhân sự, tài chính, tài sản… đầy đủ. Nhà trường, lãnh đạo sở GD-ĐT, lãnh đạo Huyện, BGH các trường THPT trong huyện, các trưởng Ban đại diện CMHS của 30 lớp chứng kiến, chúc mừng và hơn 1200 học sinh của trường đã giành cho tôi tình cảm quý mến, kính trọng, tin cậy.

 Nhớ lại ngày 27/3/2016 trường THPT Yên Định 2 long trọng tổ chức liên hoan chia tay CBNV, sáng thứ 2 ngày 28/3/2016 tổ chức chia tay các em học sinh cho tôi về hưu. Kể từ hôm đó trở đi, tôi đã là ông giáo già nghỉ hưu-Điều mà lâu nay lo cho công việc chung mà tôi ít nghĩ tới. Tâm trạng lúc đó có gì đó khó tả-vừa vui vừa buồn: Tôi vui vì gần 39 năm công tác, tôi chỉ có làm việc đúng, việc nên lam, việc nghĩa cho mọi người; Không mắc nợ tình, nợ tiền ai; không tham ô hối lộ ai; tất cả đều minh bạch, trong sáng; ra về bàn giao nhân sự, tài chính, tài sản… đầy đủ. Nhà trường, lãnh đạo sở GD-ĐT, lãnh đạo Huyện, BGH các trường THPT trong huyện, các trưởng Ban đại diện CMHS của 30 lớp chứng kiến, chúc mừng và hơn 1200 học sinh của trường đã giành cho tôi tình cảm quý mến, kính trọng, tin cậy.

                               

Cảnh quan trường ta, thật dễ thương

Học sinh tích cực, có kỷ cương

Kính thầy mến bạn, chăm chỉ học

Thật khó nói câu : tạm biệt trường ...

 

Về nghỉ hưu trí, chuyện bình thường.
Đủ năm là nghỉ, chẳng vấn vương .
Bao năm công tác cùng đồng nghiệp.
Giây phút chia tay, đượm nỗi buồn ...

                                                                                                                 

           Tuổi thật của tôi là 1955 (Tuổi khai sinh là 02/3/1956), nên nghỉ hưu hôm 01/04/2016 -trễ hơn một năm so với tuổi thực. Nếu thọ được 100 tuổi thì tôi còn tồn tại được 39 năm nữa, khoảng thời gian không dài cũng không quá ngắn, nếu biết dùng, có thể rất có ý nghĩa. An hưởng một thời gian nhàn hạ không phải lo nghĩ dài 39 năm như vậy là một ân huệ tuyệt vời phúc lộc tổ tiên và đất trời ban tặng."Thiên hạ vốn vô sự"- thiền sư ngày xưa nào đã nói. Hoặc "Làm chi cho mệt một đời"- thơ Nguyễn Khuyến...Gần 39 năm công tác rồi còn gì. Đến tuổi là nghỉ hưu cho khỏe.

        Không phải tôi bi quan đâu, khi đã ở “ga cuối” của cuộc đời thì không còn cách nào khác hay hơn là hưởng nhàn, an bần lạc đạo. Tôi thấy dạo bộ, đọc sách, tập làm thơ, làm vườn, trồng cây cảnh, xem phim, nghe nhạc, đi câu cá, đi săn, lang thang trên mạng, ngồi thiền tập khí công… là những thứ tiêu khiển mà trước đây đến cả tầng lớp vương giả chưa với tới được, nhưng giờ đây những thứ đó lại vừa tầm tay hầu như ai cũng làm được. Dạy dỗ, chơi đùa với cháu cũng là một cách để sửa lại quá khứ bất toàn của mình. Giúp đỡ con về kinh nghiệm sống, kinh nghiệm làm ăn, kinh nghiệm ứng xử và giúp các con công việc nội trợ gia đình để chúng có điều kiện hoàn thành công việc chuyên môn của mình- Khi con trẻ bận con mọn, bận công việc giảng dạy, được ai giúp đỡ thì vợ chồng mình cũng đã từng mừng lắm đó sao. Du lịch thì tuyệt vời, là sở thích của tôi, nhưng tuỳ theo tình hình tài chính cụ thể. Vấn đề sức khỏe và tiền bạc không được dư giả lắm nên còn phải cân nhắc đắn đo. Làm gì trong tuổi già rồi cũng bâng khuâng với khoảng trống trải trong tâm hồn, những giây phút vô vị, cô đơn, nếu không là gặm nhấm của đớn đau thể xác do năm tháng của tuổi trẻ luôn phải cố gắng vất vả tìm kế sinh nhai và cống hiến cho nghề dạy học.           

      Theo dòng triết học của phật giáo: “Mọi sự sự vật trong vũ trụ đều phải tuân theo quy luật : SINH-TRỤ-DỊ-DIỆT”. Từ đó ta suy ra rằng : Chúng ta sinh ra trên thế gian này; chúng ta tồn tại ở đó một thời gian; chúng ta già yếu hom hem xấu xí đi ; và cuối cùng ta phải từ biệt cỏi đời này. Ở ga cuối của cuộc đời, tôi tự xác định cái chết như rời bỏ thế giới này rồi đi mây về gió để sang thế giới khác mà ở đó với nhiều thứ mới lạ đang chờ đợi. Niềm tin mãnh liệt vào nhân quả, tôn giáo, giúp ích rất nhiều cho tuổi già yếu đuối thể xác lẫn tinh thần. Vậy ngay từ ngày đầu nghỉ hưu tôi sẽ suy nghĩ một cách nghiêm túc nhất để giữ và hành xử cho đúng đạo. Lao tâm khổ trí để làm gì? Thời gian như bóng chim bay qua cửa sổ. Thân người hư huyễn-Chết sống cách nhau một hơi thở của phổi hay cách nhau một nhịp đập của tim. Sống phải cần lao động chính đáng thánh thiện để sống, không tham lam vơ vét, thu giữ của bất lương để làm gì? Hãy nhớ rằng : Khi ta sinh ra trên đời này ta đâu mang tiền của đến, khi rời cõi đời này ta đâu cần đem theo tiền của đi cùng. Tôi tự họa theo thơ của cụ Nguyễn Trãi:

Tiền của là thứ ngoài thân,

Sinh không, tử cũng chẳng cần mang theo.

        Quy luật của sự đời là : Vạn vật đều có một mùa của chúng và có một thời khắc cho mỗi việc dưới bầu trời này: có một thời để được, có một thời để mất, có một thời để làm, có một thời để nghỉ, có một thời để nhớ, có một thời để quên, có một thời để đến, có một thời để đi,…! Cách nghĩ trên giúp tôi sống ung dung,tự tại, thanh thản, thánh thiện hơn trong khoảng thời gian ở sân ga cuối của cuộc đời.

        Sung sướng thay, hạnh phúc thay cho những ai sống trong gia đình có vợ con, cháu chắt hiền thảo, hiếu nghĩa, thành đạt…và bản thân có tâm hồn thanh thản, tự tại, có một đức tín vào tôn giáo, hay ít ra một triết lý sống thanh cao, bác ái, thánh thiện, biết buông xã của cải tiền bạc, làm từ thiện, giáo hóa cho những người xung quanh để tìm hạnh phúc yên vui và làm đẹp cho đời.

            Sáng dậy tôi ra đón ánh bình minh rực sáng ở phía cánh đồng. Lâu nay mỗi buổi sáng dậy tôi liền vội xỏ chân vào giày, sơ vin, đi ăn sáng rồi đến trường làm việc và đầu óc suy nghĩ ngay đến công việc trong ngày. Bây giờ  tôi bỏ dép, đủng đỉnh đi chân không nhẹ nhàng trên trên nền gạch trong nhà, ngoài sân, trên sân thượng, cảm thấy cái lạc thú mát mẻ của lòng bàn chân tiếp xúc với mặt đất. Tôi hít thở, ngước nhìn bầu trời xanh trong lơ lửng mây trắng bay. Giữ tâm thanh tịnh, rỗng rang, không mong cầu mơ ước, sống tỉnh thức trong hiện tại. Tôi ung dung bách bộ quanh vườn ngắm hoa nở, ngắm vườn cây, luống rau mới trồng, lắng nghe chim hót, ra thăm ao cá và cho cá ăn,  trời mát mẻ và không gian yên tỉnh, rồi vợ chồng ăn sáng, uống trà... Một cảm giác thật mới lạ, thật dễ chịu mà lâu nay vợ chồng tôi chưa có được. Tôi nghĩ : Niết bàn là đây và Thiên đường cũng là đây. Trên mấy chậu cây sứ vẻ từ bi, thánh thiện, lốm đốm mấy bông hoa màu hồng nhạt mới nở tối qua thoang thoảng thơm dịu dàng, thanh khiết, xúc cảm trước niềm vui mới-cuộc sống những ngày đầu nghỉ hưu tôi đọc lại vần thơ lục bát mà tôi đã đọc hôm chia tay về hưu:

 

Làm thầy, làm thợ, làm quan,

                   Cuộc đời như vậy thế gian được rồi?

                   Bao năm đóng góp cho đời,

                   Sáu mươi được nghỉ thảnh thơi cõi lòng.

                   Bình minh ra ngắm cánh đồng,

                   Ung dung bách bộ, thong dong tuổi già!

                   Tâm nhàn nhờ tính thật thà,

                   Thanh liêm, lương thiện thế là ung dung.

                   "Ở đời muôn sự của chung,

                   Sinh không, tử cũng tay không có gì"*

                    Về hưu chẳng phải vân vi,

                   Khỏe mạnh, thanh thản còn gì vui hơn!

                  

      Nghe xong vợ tôi nói: “Là người say mê với công việc của trường, tôi cứ nghĩ ông sẽ rất buồn khi về hưu, phải mất nhiều thời gian ông mới thích nghi nổi cuộc sống nghỉ hưu, nhưng qua bài thơ này tôi thấy ông vui vẻ và thích nghi ngay với cuộc sống hưu trí- Thế là tức thời, là tốt cho tuổi già . Ông cứ vui lên mà sống và sống cho thật vui ông nhé “.

        Gần 39 năm công tác tôi đã neo đậu tại 3 đơn vị: 1 năm đầu tại trường THPT Lê Hoàn – Thọ xuân (1977-1978), 2 năm tại trường CĐ Nông lâm Thanh Hóa – TP Thanh Hóa (1979-1980), neo đậu cuối cùng là gần 36 năm tại trường THPT Yên Định 2 (1981-2016).

       Khoảng thời gian ấy tôi đã kinh qua nhiều lớp đào tạo, qua nhiều chức vụ công tác của chính quyền, đoàn thể, tổ chức xã hội và  công tác Đảng từ chức vụ thấp nhất đến chức vụ cao nhất trong đơn vị: là Bí thư Đoàn trường (1982-1988), Chủ tịch Công đoàn trường (2002-2007), trưởng ban TTr (1994-2002), Chủ tịch Hội CTĐ, Hội KH nhiều năm, tổ trưởng chuyên môn, P. Hiệu trưởng (2004-2007), Hiệu trưởng (2008-2016); Chi ủy viên nhiều khóa, Bí thư Chi bộ, Đảng bộ (2008-2016).

      Thành tích và khen thưởng cao nhất được nhận: Bằng khen của Tỉnh ủy, Huy hiệu 30 năm tuổi đảng (2/2012); Huân chương LĐ hạng 3 (2014); Huy chương vì sự nghiệp GD, vì SN thế hệ trẻ, vì SN Công đoàn, vì SN Hội CTĐ, Hội KH và nhiều bằng khen của cấp chính quyền, Đoàn thể và các tổ chức xã hội khác...

       Thành tích cao nhất của đơn vị: Bằng khen của Tỉnh ủy cho Đảng bộ (2013), Huân chương LĐ hạng 3 cho nhà trường (2012) các tổ chức khác đều được tặng BK của cấp tỉnh, cấp TW.

      Bản thân đã kinh qua nhiều lớp đào tạo bồi dưỡng nâng cao trình độ về chuyên môn nghiệp vụ, công tác chính trị, quản lý, tham gia viết giáo trình, tham quan học tập tại nhiều nơi trong nước và nước ngoài,....; chủ trì tổ chức thành công nhiều sự kiện lớn của nhà trường - là mốc son lịch sử như: Kỷ niệm 40 ngày thành lập trường và đón nhận Huân chương LĐ hạng 3 (11/2012); Sáp nhập hai trường THPT Hà Tông Huân vào THPT Yên Định 2 (02/2013); và nhiều sự kiện quan trọng khác.....

       Về đóng góp của bản thân với sự nghiệp GD, với đơn vị: Việc này để các cấp lãnh đạo, các đồng nghiệp, các thế hệ học sinh, phụ huynh của tôi và nhân dân đánh giá, phán xét; bản thân không biết nói gì, chỉ biết rằng những năm tháng công tác đã qua mình đã sống và làm việc hết mình, cống hiến hết mình, có trách nhiệm, sống có tình có lý, luôn sáng tạo và tạo sự thay đổi nhà trường, luôn coi chất lượng GD là hàng đầu... hoàn thành tốt và xuất sắc nhiệm vụ trong bất cứ hoàn cảnh và vị trí, cương vị công tác nào.

       Khi về hưu phải thay đổi một thói quen công việc, phải xa nơi mà mình đã từng gắn bó và cùng đồng nghiệp hết mình xây dựng nó, bước đầu không tránh khỏi luyến tiếc, xúc động, nhớ nhung-Tình cảm đó là lẽ thường tình. Nhưng rồi nghỉ lại tôi thấy rất nhẹ nhỏm, thanh thản, vui vẻ, tự tại về ngồi “ga cuối” của cuộc đời. Phần đời còn lại tôi có dự định lo cho sức khoẻ của chính mình, giúp đỡ gia đình, chăm mẹ già, con cháu, vui chơi với bạn bạn bè, chiêm nghiệm cuộc đời, làm những gì mình thích, mình đam mê (… ).

                             

Ba chín năm nghiệp đưa đò ,

                   Mỗi năm bao lớp học trò qua sông.
                     Sáu mươi tóc ngã màu bông,
                      Thôi làm Hiệu trưởng, làm ông “khù khờ”.

                   Tuổi xuân mạnh khoẻ tinh anh,

                   Lên rừng xuống biển,“tung hoành dọc ngang”.

                   Từ ngày “gác kiếm về làng” ,

                   Trở về chăm Mẹ, sữa sang nhà thờ;

                   Khi dạo bộ, khi làm thơ,

                   Khi đón quỳnh nở, khi chờ trăng lên;

                   Khi câu cá, khi tiến lên,

                   Khi lang thang mạng, khi lên thiền chùa;

                   Khi đọc sách, khi trà trưa,

                   Khi chuyện thế sự, vui đùa bạn hưu;

                   Khi du lịch, khi giao lưu,

                   Khi coi trông cháu, thăm vui họ hàng…

                   Vợ chồng hưu trí rảnh rang,

                   Sống vui thanh thản an nhàn hơn xưa.

                   Dù cho làm tướng, làm vua,

                   Đến khi có tuổi già nua hết thời;

                   Có ai trẻ mãi trên đời ,

                   Tre già măng mọc, luật đời bất di ;

                   Sông có khúc, người có khi,

                   Hiểu được như vậy sân si sao đành.

                   Đừng nên cố vị háo danh,

                   Đến tuổi quy định, phải cần nghỉ thôi;

                   Cuộc đời chìm nổi đầy vơi ,

                   Chức to, chức nhỏ hết thời là hưu.