HOẠT ĐỘNG TRƯỜNG THPT YÊN ĐỊNH 2 TRONG THỜI KỲ HÒA BÌNH

Đăng lúc: 09:58:50 17/10/2022 (GMT+7)

1. Những năm đầu xây dựng trường tại địa điểm mới. Sau những năm đất nước thống nhất, non sông quy về một mối, đất nước trong thời kỳ đổi mới, CNH, HĐH. Sự nghiệp giáo dục được Đảng nhà nước có những quyết sách mới, đáp ứng nhu cầu đào tạo nhân lực, nhân tài đưa đất nước tiến nhanh, tiến mạnh, tiến vững chắc lên CNXH, thực hiện dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng văn minh, tiến hành hai nhiệm vụ chiến lược xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Neo đậu tại xã Yên Trung không còn phù hợp yêu cầu phát triển GD &ĐT của nhà trường, tình trạng học tập trong hào lũy, lán tranh, ghế tre... cần phải kết thúc. Sự cần thiết phải mở rộng qui mô đào tạo và từng bước làm cho mái trường khang trang theo mong muốn của nhân dân.

HOẠT ĐỘNG NHÀ TRƯỜNG TRONG THỜI KỲ HÒA BÌNH
VÀ NHỮNG NĂM ĐẦU CỦA THỜI KỲ ĐỔI MỚI ĐẤT NƯỚC

(Từ năm học 1981-1982 đến 1993-1994 –13 năm đóng tại xã Yên Phong)

1. Những năm đầu xây dựng trường tại địa điểm mới.

     Sau những năm đất nước thống nhất, non sông quy về một mối, đất nước trong thời kỳ đổi mới, CNH, HĐH. Sự nghiệp giáo dục được Đảng  nhà nước có những quyết sách mới, đáp ứng nhu cầu đào tạo nhân lực, nhân tài đưa đất nước tiến nhanh, tiến mạnh, tiến vững chắc lên CNXH, thực hiện dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng văn minh, tiến hành hai nhiệm vụ chiến lược xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Neo đậu tại xã Yên Trung không còn phù hợp yêu cầu phát triển GD &ĐT của nhà trường, tình trạng học tập trong hào lũy, lán tranh, ghế tre... cần phải kết thúc. Sự cần thiết phải mở rộng qui mô đào tạo và từng bước làm cho mái trường khang trang theo mong muốn của nhân dân. Một lần nữa trường cấp 3 Yên Định 2 lại di chuyển địa điểm. Hè 1981 được sự quan tâm của UBND huyên Thiệu Yên, của Ty GD Thanh Hóa QĐ trường chuyển về địa bàn xã Yên Phong thuộc ngoại vi phố Kiểu, đó là một sự thuận  lợi lớn cho nhà trường. Cuộc di chuyển lần thứ 3 lại được diễn ra trong cái nắng cuối hè, chuẩn bị mọi mặt để kịp khai giảng năm học 1981-1982. Tiềm năng và sức mạnh nội lực của toàn dân trong huyện Thiệu Yên được huy động- thực hiện chính sách “Nhà nước và nhân dân cùng làm”, “Xã hội hóa GD”. UBND huyện đã huy động các xã đóng góp kinh phí để xây dựng phòng học cho trường. Dưới sự chỉ đạo trực tiếp của đồng chí chủ tịch UBND huyện Ngô Văn Sảo (trưởng ban) và một đ/c trong Ban giám hiệu nhà trường ( thầy Trương Văn Nghiêm – phó hiệu trưởng làm phó ban). Chỉ trong một thời gian ngắn (3 tháng) đã xây dựng xong 5 dãy phòng học (gồm 25 phòng), một khu hiệu bộ nhà cấp 4 và 3 dãy nhà bán kiên cố dành cho giáo viên xa ở lại dưới sự thiết kế và thi công của thầy và trò cũng được hoàn thành và đi vào sử dụng trước khai giảng. Đây là một cách làm mới, sự vận dụng sáng tạo và thành công trong công tác XH hóa giáo dục, sự huy động sức mạnh “ Nhà nước và nhân dân cùng làm” của lãnh đạo huyện Thiệu Yên. Sự kiện này đã được UBND tỉnh, Sở GD & ĐT Thanh Hóa đánh giá cao, lấy đó là một điển hình cho các huyện khác học tập. Vì thế  10/1981 UBND tỉnh đã tổ chức hội nghị học tập và rút kinh nghiệm về cách làm mới này, thành phần gồm: Chủ tịch UBND huyện và hiệu trưởng các trường PTTH toàn tỉnh tại huyện Thiệu Yên.

            Năm học1981 - 1982 được khai giảng đúng ngày qui định chung của toàn quốc (5/9/1981) sau những ngày thầy và trò lăn lộn không quản nắng mưa làm việc cật lực khẩn trương xây dựng cơ sở vật chất phục vụ cho dạy và học. Để dần dần xây dựng cảnh quan của nhà trường, thực hiện khẩu hiệu xanh, sạch ,đẹp “trường ra trường, lớp ra lớp” và để làm tốt công tác giáo dục toàn diện, tự tạo nên nguồn kinh phí tổ chức tốt các hoạt động giảng dạy, học tập và hoạt động xã hội. Liên tục những năm đầu nhà trường đã tổ chức lao động hướng nghiệp, lao động cộng sản: tự đóng và nấu được hàng triệu viên gạch để xây dựng thêm nhà ở giáo viên, nhà tiêu, hố tiểu, phát động phong trào trồng cây, giao trách nhiệm cho từng lớp bảo quản, chăm sóc, tổ chức hàng ngàn ngày công đào hào và trồng cây xung quanh trường để làm hàng rào bảo vệ cơ sở vật chất nhà trường. Đoàn TNCS luôn là lực lượng xung kích đi đầu trong việc tổ chức cho đoàn viên tham gia một cách tích cực trong quá trình làm đẹp khuôn viên và cải tạo môi trường  giáo dục. Bằng những ngày lao động cộng sản của các lớp đối tượng Đoàn đã đào được 3 ao thả cá rộng hàng ngàn mét vuông rồi tự đóng góp vật liệu làm nhà để xe cho học sinh  học 1 ca gồm 27 lớp. Nhà trường và Đoàn thanh niên còn nhận  của xã Yên Phong một mẫu ruộng trồng lúa, hợp đồng với công ty Nam Sông Mã hàng năm đào vét hàng chục km kênh mương nhằm phục vụ công tác dạy nghề hướng nghiệp, giúp nhân dân địa phương và tạo nguồn kinh phí để họat động. Nhờ đó chỉ trong vài  ba năm chúng ta đã tạo được một khuôn viên nhà trường xanh, sạch, đẹp, đủ điều kiện sân chơi, bãi tập từng bước tập trung nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện.

2. Hoạt động dạy và học - chất lượng và qui mô đào tạo

    Dưới ánh sáng của NQ TW V, VI và VII đặc biệt là NQTW2 khóa VI  giáo dục được coi là quốc sách hàng đầu. Cùng với sự nghiệp CNH, HĐH đất nước, tốc độ phát triển kinh tế, văn hóa không ngừng tăng trưởng, chính sách xã hội hóa GD được Đảng và nhà nước coi trọng và đã thấm nhuần tới các cấp, các ngành và toàn thể nhân dân  giáo dục huyện nhà cũng cùng  nhịp phát triển đó. Từ những năm 81- 82 đến 88- 89 số lượng học sinh được tuyển vào trường tăng dần từ 21 lớp (81-82) rồi 24, rồi 27 lớp ( từ 83-84 đến 88-89). Lực lượng CB giáo viên của trường ngày càng được bổ sung và trẻ hóa, từ 68 CBGV (năm 80-81) đến 85 CBGV (82-85 ) và con số dao động 85- 80-77-72 (năm 89-90 ). Đời sống và điều kiện làm việc trong những năm đầu của thập kỷ 80 vẫn còn gặp rất nhiều khó khăn của thời kỳ bao cấp nhất là về lương thực. Ngoài giờ lên lớp các thầy cô giáo còn phải làm thêm rất nhiều việc khác để tăng thu nhập như chăn nuôi, làm ruộng, làm các nghề phụ khác...Trong tình trạng khó khăn đó số học sinh hàng năm được tuyển vào học của các trường ĐH, CĐ, TCCN  của cả nước bị hạn chế và số học sinh  tốt nhiệp đại học, cao đẳng  không có việc làm, phải tự tìm kiếm nơi làm việc, nhiều em phải trở về quê làm ruộng. Tình hình đó đã ảnh hưởng rất nhiều đến sự phấn đấu vươn lên của học sinh  nhất là những em  khá, giỏi.

        Khó khổ là thế của một thời bao cấp, cả tập thể giáo dục từ lãnh đạo, các tổ chức xã hộicán bộ giáo viên toàn trường đã biết tự khắc phục những khó khăn của đời thường không ngại gian khổ, luôn luôn tìm tòi, sáng tạo tìm ra những hướng đi mới . Mọi chủ trương, kế hoạch được bàn bạc dân chủ, chi bộ Đảng luôn là tổ chức tiên phong, tin cậy nhất của nhà trường trong việc hoạch định và chỉ đạo mọi hoạt động của nhà trường; vấn đề chuyên môn, công tác giáo dục toàn diện, lao động hướng nghiệp dạy nghề được LĐ trường quan tâm đúng mức. Do đó tất cả cán bộ giáo viên đã dốc lòng vì sự nghiệp, các phong trào thi đua được dấy lên mạnh mẽ, chất lượng dạy và học không ngừng nâng cao- tỷ lệ học sinh tuyển vào, tỷ lệ học sinh lớp 12 tốt nghiệp, học sinh giỏi cấp tỉnh, thi đỗ vào đại học, cao đẳng tăng nhanh qua từng năm học. Về các hoạt động nề nếp và hoạt động xã hội ngoài giờ trong 13 năm đóng ở Yên Phong, được nhà trường đặc biệt quan tâm và đã đạt được rất nhiều thành công rực rỡ, làm nền cho giáo dục và đào tạo. Công lao đó ngoài sự cố gắng chung của nhà trường phải kể đến và ghi nhận sự đóng góp quan trọng của tổ chức đoàn TNCS Hồ Chí Minh - đứng đầu là tập thể thường vụ Đoàn trường- một tập thể đầy trách nhiệm, nhiệt tình, sáng tạo và năng động. Tổ chức Đoàn thanh niên  đã nhận trước chi bộ và lãnh đạo nhà trường đảm đương công tác quản lý nề nếp và các hoạt động xã hội. Những buổi hội thảo báo cáo kinh nghiệm học tập ,giảng dạy, hái hoa dân chủ, thi học sinh thanh lịch, hội diễn văn nghệ, thi cắm trại, thi thể dục thể thao vv...được tổ chức thường xuyên ở cấp chi đoàn, cấp đoàn trường hàng năm vào các dịp chào mừng các ngày lễ lớn 20/11, 22/12, 3/2, 26/3,19/5 một cách sôi động, có chất lượng  và mang tính giáo dục cao- thực sự là ngày hội của tuổi trẻ và đã trở thành những kỷ niệm đi vào ký ức của học sinh thời bấy giờ; mà trong những năm gần đây khi các lớp học sinh cũ trở về họp lớp, thăm trường đều thấy tự hào và nhắc lại.

        Một dấu ấn đáng nhớ: Từ năm 1989-1990 đến 1993-1994 - những năm cuối trường đóng trên địa bàn xã Yên Phong, tình hình nền kinh tế  đất nứoc  trong những năm đầu thời kỳ đổi mới, CNH, HĐH lại gặp rất nhiều khó khăn trong bước đi đã thực sự tác động mạnh mẽ đến sự nghiệp giáo dục. Giáo dục lại lâm vào thời kì bị xuống cấp nghiêm trọng, cùng với CCGD năm 90-91, học sinh vào lớp 10 giảm dần, số lớp của trường tụt hẳn. Từ chỗ 27 lớp xuống còn  25 lớp (89-90), 18 lớp (90-91), 14 lớp (91-92) và chỉ còn 10 lớp (92-93). Cùng với giảm lớp, biên chế CBGV của trường cũng giảm theo từ 85-80-76...đến 92-93 chỉ còn 29 cán bộ giáo viên. Công tác tổ chức và hoạt động của nhà trường bị sáo trộn, mất ổn định, nhiều thầy cô do yêu cầu tổ chức phải chuyển về dạy ở các trường THCS  hoặc chuyển đi nơi khác, điều đó đã tác động dữ dội đến tâm lý CBGV trong công tác giảng dạy và phấn đấu, học sinh thì suy giảm về động cơ học tập. Khó khăn lại  tăng lên cho LĐ  trường. Làm sao để trấn an lại tư tưởng cho thầy và trò để nhanh chóng ổn định để mọi hoạt động trở lại bình thường và từng bước phát triển sự nghiệp giáo dục của nhà trường, đã trở thành một câu hỏi khó có lời giải đáp. Nhiều cuộc họp của chi bộ được tổ chức để bàn luận tìm giải pháp đúng, tìm cách vượt lên khó khăn đưa sự nghiệp giáo dục của nhà trường đi lên. Chi bộ luôn xác định trường THPT Yên Định 2 phải là “trung tâm giáo dục- đào tạo, là trung tâm văn hóa” của các xã vùng Yên. Quyết tâm đó là sinh khí mới, luồng gió mới thổi vào các hoạt động, đến với từng CBGV của nhà trường. Khó khăn rồi lại qua đi- năm cuối của thời lỳ này (93-94) số lớp của trường lại được tăng lên từ 10 lên 14 lớp, số CBGV cũng tăng từ 29 lên 34 người, và cũng là năm trường tập trung nâng cao chất lượng dạy học để lấy lại tín nhiệm và niềm tin của nhân dân địa phương và cho cả chính mình. Cùng với chủ trương thi ĐH với nội dung kiến thức qui định trong “Bộ đề thi đại học”. Với sự nỗ lực cố gắng của đội ngũ giáo viên luyện thi ĐH của 4 khối A, B, C, D, số học sinh của trường thi đỗ vào các trường ĐH, CĐ, TCCN tăng lên rõ rệt so với những năm trước đây (chỉ có 6-7 em, cao nhất là 9 em), năm học 93-94 có tới 30 em đỗ vào ĐH, CĐ  trong đó có em đỗ cả 2-3 trường  với số điểm cao.

3. Những thành tích đạt được trong 13 năm.

    Đóng  trên địa bàn xã Yên Phong trong 13 năm từ 1981-1994 trường đã trải qua bao nỗi thăng trầm- lần thứ 3 chuyển địa điểm- kinh tế xã hội, cơ chế chính sách có nhiều thay đổi đã ảnh hưởng không nhỏ đến công tác giáo dục đào tạo của trường, về đời sống của CBGV, về qui mô đào tạo từ đỉnh cao 27 lớp với 85 CBGV rồi xuống chỉ còn 10 lớp với 29 CBGV tác động mạnh mẽ đến điều kiện, sự mất yên tâm trong công tác giáo dục của CB giáo viên và học tập của học sinh trong trường. Nhờ có chính sách của Đảng và nhà nước, sự cố gắng vươn lên, đạp lên mọi khó khăn của đội ngũ CBLĐ và CBGV trong trường, sự ủng hộ của các ngành trong huyện, của địa phương nơi trường đóng. Nhà trường  luôn giữ vững được vị trí của mình, hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị Đảng, nhà nước giao cho, thực hiện tốt đường lối giáo dục của Đảng – học đi đôi với hành, giáo dục gắn với lao động sản xuất, nhà trường gắn liền với xã hội, tích cực tuyên truyền chủ trương “xã hội hóa giáo dục “ của Đảng. Vì thế trong 13 năm qua trường đã đạt được những thành tích rất đáng tự hào. Đó là:

  * Khen về các mặt hoạt động :

  - Huyện khen về thành tích trồng cây trong 2 năm (84-85)

  - Xếp loại khá về hội khỏe phù đổng (84-85 )

  - Giải nhất khối điền kinh nam khối  THPT ( 90-91 )

* Công đoàn: nhiều năm được xếp đơn vị khá, đơn vị vững mạnh

* Đoàn TN:

                 Tặng cờ đơn vị khá (83-84), (85-86)

                 Tặng cờ đơn vị xuất sắc (84-85), (87-88)

                 Bằng khen của TW (86-87), (89-90)

* Danh hiệu nhà trường :

   GĐ Sở GD khen: Thành tích nâng cao chất lượng  GD toàn diện (97-88)

                               Thực hiện tốt nhiệm vụ năm học (88-89)

          Trường tiên tiến cấp huyện nhiều năm, từ 89-90 đến  91-92.

         Hoạt động của nhà trường trong suốt 13 năm trên đất Yên Phong trải qua bao bước thăng trầm, bao kỷ nịêm vui buồn và những thành tích mà chúng ta đã đạt được tuy chưa nhiều, chưa cao lắm, song đã để lại và in đậm trong ký ức của mỗi Thầy, trò trường ta “ Một thời để nhớ”.